F. Engels
T́nh cảnh giai cấp công nhân Anh

GIAI CẤP VÔ SẢN CÔNG NGHIỆP

Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các bộ phận khác nhau của giai cấp vô sản theo tŕnh tự phát sinh của chúng trong quá tŕnh lịch sử vừa phác hoạ trên đây. Những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp do công nghiệp sản sinh ra; v́ vậy chúng ta chú ư trước tiên tới những công nhân công nghiệp, tức là những người sản xuất nguyên liệu. Sự sản xuất vật liệu cho công nghiệp, nghĩa là nguyên liệu và nhiên liệu, chỉ do có cuộc cách mạng công nghiệp mới có ư nghĩa quan trọng; và cũng chỉ lúc đó, mới sản sinh một loại h́nh mới của giai cấp vô sản, đó là những công nhân mỏ than và mỏ kim loại. Thứ ba là công nghiệp phát triển đă ảnh hưởng đến nông nghiệp, và thứ tư là công nghiệp phát triển đă ảnh hưởng đến Ireland; chúng ta sẽ theo tŕnh tự ấy mà nghiên cứu các loại tương ứng của giai cấp vô sản. Ta cũng sẽ thấy rằng tŕnh độ phát triển của các loại công nhân, có lẽ chỉ trừ người Ireland, thường trực tiếp lệ thuộc vào mối liên hệ của họ với công nghiệp; và v́ vậy mà công nhân công nghiệp là những người nhận thức được rơ ràng nhất về lợi ích bản thân của họ, công nhân hầm mỏ nhận thức kém hơn một chút, c̣n công nhân nông nghiệp th́ hầu như chưa nhận thức được ǵ. Trong hàng ngũ của bản thân giai cấp vô sản công nghiệp, chúng ta cũng phát hiện thấy có sự phụ thuộc ấy; chúng ta sẽ thấy những công nhân công xưởng, con đầu ḷng của cách mạng công nghiệp, ngay từ đầu cho tới ngày nay, đă là hạt nhân của phong trào công nhân, c̣n các công nhân khác tham gia phong trào theo mức độ nghề thủ công của họ bị cách mạng công nghiệp xâm chiếm như thế nào. Như vậy th́ lấy tỷ dụ về nước Anh để xem xét sự trùng hợp đó giữa phong trào công nhân và sự phát triển của công nghiệp, chúng ta sẽ hiểu rơ hơn ư nghĩa lịch sử của công nghiệp.

Nhưng v́ hiện nay hầu như tất cả giai cấp vô sản công nghiệp đă bị lôi cuốn vào phong trào, và v́ t́nh h́nh của các bộ phận của nó có rất nhiều điểm chung, chính là do tất cả các bộ phận ấy đều phụ thuộc vào công nghiệp; cho nên trước tiên chúng ta hăy nghiên cứu những nét chung ấy, để rồi sau sẽ nhờ đó mà nghiên cứu kỹ hơn những đặc điểm của từng bộ phận riêng biệt.


Trên kia chúng tôi đă vạch rơ công nghiệp đă tập trung của cải vào tay một số ít người như thế nào. Công nghiệp cần nhiều tư bản để xây dựng những xí nghiệp khổng lồ; bằng cách đó nó đă làm cho giai cấp tiểu tư sản thủ công nghiệp bị phá sản, bắt các lực lượng thiên nhiên phải phục vụ cho ḿnh, và đánh bật những người thợ thủ công riêng lẻ ra khỏi thị trường. Sự phân công lao động, việc sử dụng sức nước, nhất là sức hơi nước, và việc ứng dụng máy móc; đó là ba đ̣n bảy lớn, nhờ đó nền công nghiệp từ giữa thế kỷ trước đă làm lay chuyển nền tảng của thế giới cũ. Tiểu công nghiệp đă tạo nên giai cấp tư sản, đại công nghiệp đă tạo nên giai cấp công nhân và đưa một số ít kẻ được lựa chọn trong giai cấp tư sản lên ngai vàng, nhưng cũng là để rồi một ngày kia lật đổ họ xuống một cách càng chắc chắn hơn. Hiện giờ, có một sự việc không thể chối căi được và rất dễ hiểu là: giai cấp tiểu tư sản rất đông đảo của "thời đại hoàng kim cũ" đă bị công nghiệp tiêu diệt và phân hoá; một mặt, thành những nhà tư bản giàu có, mặt khác, thành những người lao động bần cùng1*.

Nhưng, khuynh hướng tập trung của công nghiệp không phải chỉ dừng lại ở đó. Dân cư cũng bị tập trung như tư bản; điều này cũng là dĩ nhiên thôi, bởi v́ trong công nghiệp, con người, người công nhân, chỉ được xem như một loại tư bản, loại tư bản này tự nộp ḿnh cho chủ xưởng sử dụng và được chủ xưởng trả lợi tức dưới danh nghĩa tiền lương. Một xí nghiệp công nghiệp lớn cần nhiều công nhân cùng làm việc ở một ṭa nhà; những công nhân ấy cần phải sống ở gần nhau, thậm chí ở một công xưởng lớn, họ tạo thành cả một làng. Họ đều có nhu cầu nhất định, và để thoả măn những nhu cầu ấy, phải có những người khác: thợ thủ công, thợ may, thợ giày, thợ làm bánh, thợ nề, thợ mộc đều dọn đến đó ở. Dân cư trong xóm thợ, đặc biệt là thế hệ trẻ, học dần và làm quen với công việc ở công xưởng; khi mà công xưởng đầu tiên không bảo đảm được việc làm cho tất cả mọi người muốn có việc làm, điều này cũng hoàn toàn tự nhiên, th́ tiền công hạ xuống và do đó, nhiều chủ xưởng mới t́m đến nơi đó làm ăn. Thế là xóm thợ trở thành một thành phố nhỏ, rồi thành phố nhỏ trở thành một thành phố lớn. Thành phố càng lớn th́ việc đến ở đấy càng có nhiều thuận lợi: ở đấy có đường sắt, có sông đào, có đường bộ; càng dễ chọn được công nhân lành nghề; do sự cạnh tranh trong xây dựng và sản xuất máy móc, ở một nơi mọi thứ đều sẵn có trong tầm tay, người ta xây dựng những xí nghiệp mới ít tốn hơn ở những nơi xa xôi, v́ phải chuyên chở trước đến đó không những vật liệu xây dựng và máy móc, mà c̣n cả những công nhân xây dựng và công nhân công xưởng nữa; ở đây có thị trường, sở giao dịch chứng khoán, là những nơi tấp nập khách hàng; ở đây có thể liên hệ trực tiếp với những thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ thành phẩm. Do đấy mà các thành phố công xưởng lớn phát triển nhanh chóng phi thường. Thực ra th́ nông thôn cũng có điều thuận lợi hơn thành phố là tiền thuê nhân công thường rẻ hơn. Do đó, nông thôn và thành phố công xưởng luôn luôn cạnh tranh với nhau, và nếu ngày nay ưu thế ở phía thành thị, th́ ngày mai tiền công ở nông thôn sẽ hạ đến mức xây dựng những công xưởng mới ở đấy lại có lợi hơn. Tuy nhiên, xu hướng ngày càng tập trung của công nghiệp vẫn rất mạnh mẽ và mỗi một công xưởng mới xây dựng ở nông thôn đều mang mầm mống của một thành phố công xưởng. Nếu cuộc chạy đua điên cuồng của công nghiệp c̣n có thể tiếp tục như thế trong chừng một thế kỉ nữa, th́ mỗi một khu công nghiệp của Anh sẽ trở thành một thành phố công xưởng lớn, Manchester và Liverpool có lẽ sẽ gặp nhau ở quăng gần Warrington hoặc Newton. Trong thương nghiệp, sự tập trung nhân khẩu cũng diễn ra y như vậy, và v́ thế một vài thương cảng lớn như Liverpool, Bristol, Hull và London hầu như đă lũng đoạn toàn bộ nền hàng hải của Đại Britain.

V́ chính ở các thành phố lớn công nghiệp và thương nghiệp mới phát triển mạnh nhất, cho nên cũng ở đấy những hậu quả của sự phát triển đó đối với giai cấp vô sản mới biểu hiện rơ ràng và cụ thể hơn cả. Chính ở đấy, sự tập trung tài sản đă đạt đến mức độ cao nhất; chính ở đây, các phong tục và quan hệ của thời xưa tốt đẹp đă bị xoá bỏ sạch ráo; ở đây, t́nh h́nh đă diễn biến đến mức là những từ Old merry England2 không c̣n có ư nghĩa ǵ đối với ai nữa, v́ không c̣n ai biết đến "Old England", dù chỉ là qua những kư ức và qua những câu chuyện của các cụ già. Ở đây, chỉ có giai cấp những kẻ giàu và giai cấp những người nghèo, v́ giai cấp tiểu tư sản càng ngày càng mất dần đi. Giai cấp tiểu tư sản trước kia là giai cấp vững chắc nhất th́ nay lại là giai cấp không ổn định nhất; nó c̣n gồm có một ít tàn dư của thời quá khứ và một số những kẻ khao khát làm giàu, những hiệp sĩ chuyên kiếm chác và đầu cơ, theo nghĩa đầy đủ của từ này, trong số đó có thể một kẻ trở nên giàu có, trong khi chín mươi chín kẻ vỡ nợ; và trong số chín mươi chín kẻ này th́ quá nửa chỉ sống nhờ vào việc vỡ nợ thôi.

Nhưng tuyệt đại đa số cư dân các thành phố ấy là những người vô sản; đời sống của họ ra sao, các thành phố lớn đă ảnh hưởng đến họ thế nào, đó là điều chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây.

Chú thích

1* Xem "Lược khảo phê phán khoa kinh tế chính trị" của tôi đăng trong "Deutsch - Französische Jahrbücher". Tác phẩm ấy có bàn về "tự do cạnh tranh", nhưng công nghiệp chẳng qua là thực tiễn của tự do cạnh tranh, c̣n tự do cạnh tranh chẳng qua là nguyên tắc của công nghiệp.

2 "Nước Anh cổ kính tốt đẹp" (Chú thích của người dịch).


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]