K. Marx - F. Engels
Gia đ́nh thần thánh


CHƯƠNG V

SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

VỚI TƯ CÁCH ANH LÁI BUÔN NHỮNG BÍ MẬT

HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

THỂ HIỆN Ở ÔNG SZELIGA

"Sự phê phán có tính phê phán" thể hiện ở Szeliga-Vishnu đă hết lời ca tụng "Những bí mật của thành Paris". Eugène Sue được tôn lên làm "nhà phê phán có tính phê phán". Chỉ cần ông ta biết việc này, ông ta sẽ ngạc nhiên kêu lên như anh "Trưởng giả học làm sang" của Molière:

"Trời ơi! tôi làm văn xuôi hơn 40 năm trời nay mà tôi không hề biết và tôi đội ơn Ngài vô cùng v́ hôm nay Ngài đă mách bảo tôi điều đó"1

Trước khi phê phán, ông Szeliga đă đưa ra một lời tiểu dẫn mỹ học.

"Lời tiểu dẫn mỹ học" giải thích như sau về ư nghĩa phổ biến của anh hùng ca "có tính phê phán" và đặc biệt là ư nghĩa phổ biến của "Những bí mật của thành Paris":

"Anh hùng ca sáng tạo ra một tư tưởng cho rằng bản thân hiện tại chẳng là ǵ hết, thậm chí không những chỉ là" (chẳng là ǵ hết, thậm chí không những chỉ là!) "ranh giới vĩnh viễn giữa quá khứ tương lai, mà c̣n là" (chẳng là ǵ hết, thậm chí không những chỉ là mà c̣n là!) "vết rạn cần phải thường xuyên bồi đắp nó ngăn cách cái bất diệt với cái nhất thời... Đấy là ư nghĩa phổ biến của "Những bí mật của thành Paris"

Tiếp đó, "lời tiểu dẫn mỹ học" quả quyết rằng "nhà phê phán nếu muốn th́ cũng có thể trở thành nhà thơ".

Toàn bộ sự phê phán của ông Szeliga sẽ chứng minh tính chính xác của luận đoán ấy. Tất cả các bộ phận cấu thành của sự phê phán đều là "thơ ca" cả.

"Sự phê phán đó đồng thời cũng là sản phẩm của "nghệ thuật tự do" theo ư nghĩa đă xác định trong "lời tiểu dẫn mỹ học", nghĩa là "nó đă phát minh ra một cái ǵ hoàn toàn mới và tuyệt đối chưa hề có".

Cuối cùng, nó thậm chí c̣n là một bản anh hùng ca có tính phê phán v́ rằng bao giờ cũng là "một vết rạn cần phải thường xuyên bồi đắp nó ngăn cách cái bất diệt" - sự phê phán có tính phê phán của ông Szeliga - với "cái nhất thời" - cuốn tiểu thuyết của ông Eugène Sue.

1. "BÍ MẬT CỦA SỰ DĂ MAN TRONG VĂN MINH" VÀ
"BÍ MẬT CỦA T̀NH TRẠNG KHÔNG CÓ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC"

Ai nấy đều rơ Feuerbach đă coi quan niệm của đạo Cơ Đốc về đầu thai xuống trần, về tam vị nhất thể, về bất tử, v.v., là bí mật về đầu thai xuống trần, về tam vị nhất thể và về bất tử. Ông Szeliga lại coi tất cả những quan hệ hiện nay trên trần đều là những bí mật cả. Nếu Feuerbach đă bóc trần những bí mật hiện thực th́ ông Szeliga lại đem biến tất cả những cái b́nh thường hiện thực thành những bí mật. Bản lĩnh của ông ta không phải là ở chỗ bóc trần những cái bị che giấu mà là che giấu những cái đă bị bóc trần.

Chẳng hạn, ông ta gọi sự dă man (sự tồn tại của tội phạm) trong văn minh cũng như t́nh trạng không có pháp luật và bất b́nh đẳng trong nhà nước đều là những bí mật cả. Như vậy, ắt phải là một trong hai điều sau đây: hoặc là sách báo xă hội chủ nghĩa đă bóc trần những bí mật ấy, vẫn c̣n là bí mật đối với ông Szeliga; hoặc là ông ta muốn biến những kết luận nổi tiếng nhất của sách báo ấy thành bí mật riêng của sự phê phán có tính phê phán.

V́ vậy chúng ta không cần bàn chi tiết đến những luận đoán của ông Szeliga về những bí mật đó mà chỉ đưa ra mấy điểm xuất sắc nhất.

"Mọi người dù giàu nghèo sang hèn đều b́nh đẳng trước pháp luật và quan toà. Nguyên lư này đứng hàng đầu trong tín điều của nhà nước"

Của nhà nước ư? Trái hẳn lại tín điều của đa số các nhà nước đều quy định ngay từ đầu rằng: giàu nghèo sang hèn đều bất b́nh đẳng trước pháp luật.

"Với sự đúng mực ngây thơ của ḿnh, anh thợ đẽo đá Morel nói rất rơ bản chất của bí mật đó" (tức là bí mật về sự đối lập giữa người giàu và người nghèo). "Anh ta nói: Phải chi người giàu cũng biết điều đó! Phải chi người giàu cũng biết điều đó! Song không may thay, họ không biết sự nghèo nàn là ǵ cả!"

Ông Szeliga không biết rằng Eugène Sue v́ lễ phép với giai cấp tư sản Pháp nên đă lầm lẫn thời đại khi ông ta đem lời nói thông thường của người tư sản dưới triều Louis XIV: "À! Phải chi Đức vua cũng biết điều đó!" sửa thành "À! Phải chi người giàu cũng biết điều đó \!" và đặt vào miệng anh công nhân Morel ở thời đại "Hiến chương chân lư"2. Ít ra là ở Anh và ở Pháp, cũng không c̣n tồn tại quan hệ chất phác đó giữa người giàu và người nghèo. Những đại biểu học giả của bọn giàu có, tức các nhà kinh tế học, đă truyền bá ở đây những kiến giải rất tỉ mỉ về sự nghèo nàn thể xác cũng như sự nghèo nàn tinh thần của sự khốn cùng. Với một giọng an ủi, họ chứng minh rằng v́ phải bảo tồn hiện trạng của sự vật, nên h́nh như cũng phải bảo tồn sự bần cùng đó. Nhưng vẫn chưa hết. Họ thậm chí c̣n tính toán cẩn thận rằng v́ phúc lợi của người giàu và của bản thân họ, người nghèo nên chết đi theo một tỷ lệ như thế nào đó để giảm bớt số người của ḿnh đi.

Khi Eugène Sue mô tả những quán rượu, những sào huyệt và tiếng nói của bọn tội phạm th́ ông Szeliga khám phá ra một điều "bí mật" là "tác giả" không dự định mô tả tiếng nói đó và những sào huyệt đó mà dự định

"nghiên cứu bí mật của những động cơ đẩy đến tội ác", v.v., "v́ chính ở những nơi đi lại tấp nập nhất... bọn tội phạm lại cảm thấy như ở nhà"

Nếu có người chứng minh với nhà khoa học tự nhiên rằng tổ ong gây hứng thú cho nhà khoa học tự nhiên không phải với tính cách là tổ ong, rằng tổ ong đó không phải là điều bí mật đối với kẻ nào không nghiên cứu nó, v́ chính ở trong không khí trong lành và trên những bông hoa con ong "cảm thấy ḿnh hoàn toàn như ở nhà" th́ nhà khoa học tự nhiên sẽ nói thế nào? Chính sào huyệt và tiếng nói của bọn tội phạm phản ánh tính cách của tội phạm; đó là những bộ phận cấu thành không thể tách rời được của đời sống hàng ngày của bọn tội phạm, cho nên mô tả tội phạm tất nhiên phải mô tả những mặt đó cũng như mô tả femme galante1* tất nhiên phải mô tả petite maison2*.

Sào huyệt của bọn tội phạm là điều "bí mật" không những đối với dân Paris thông thường mà cả đối với cảnh sát Paris, cho nên hiện nay người ta c̣n phải mở ra ở trung tâm thành phố những con đường rộng răi và sáng sủa để cho cảnh sát đến được tận những ngóc ngách ấy. Sau hết, bản thân Eugène Sue tuyên bố rằng khi ông mô tả tất cả những điều nói trên kia, ông trông mong vào "tâm lư hiếu kỳ sợ sệt" của bạn đọc. Chỉ cần nhắc đến những cuốn "Atar Gull", "Con ḱ nhông", "Plick và Plock" là đủ để chứng minh điều đó.

2. BÍ MẬT CỦA KẾT CẤU TƯ BIỆN

Bí mật của bản trần thuật có tính phê phán "Những bí mật của thành Paris" chính là bí mật của kết cấu tư biện, kiểu Hegel. Sau khi đă gọi "sự dă man trong văn minh" và "t́nh trạng không có pháp luật trong nhà nước" là bí mật, nghĩa là sau khi đă hoà tan những cái đó vào phạm trù "bí mật", ông Szeliga bắt "bí mật" phải bắt đầu lịch tŕnh tư biện của cuộc sống của nó. Chỉ vài chữ thôi cũng đủ để nói lên đặc điểm chung của kết cấu tư biện. Trong khi bàn về "Những bí mật của thành Paris", ông Szeliga vạch cho ta thấy những chi tiết của sự vận dụng kết cấu đó.

Khi từ những quả táo, quả lê, quả dâu, quả hạnh hiện thực, tôi rút ra một quan niệm chung về "quả"; khi đi sâu hơn nữa, tôi tưởng tượng rằng quan niệm trừu tượng của tôi về "quả" ["die Frucht"] rút từ những hiệu quả hiện thực mà ra, là một bản chất tồn tại ngoài bản thân tôi và hơn nữa c̣n là bản chất thực sự của quả lê, quả táo, v.v., th́ tôi nói - theo ngôn ngữ tư biện - rằng "quả" là "thực thể" của quả lê, quả táo, quả hạnh, v.v.. Cho nên tôi nói rằng đối với quả lê th́ cái việc nó là quả lê là phi bản chất, đối với quả táo, th́ việc nó là quả táo là phi bản chất. Cái bản chất của những quả đó, tôi nói, không phải là tồn tại thực tế có thể cảm thấy được những quả đó, mà là bản chất mà tôi đă rút ra từ những quả đó và đă gán cho những quả đó, là bản chất trong quan niệm của tôi, "quả". Như thế là tôi nói: quả lê, quả táo, quả hạnh, v.v., là những h́nh thức tồn tại giản đơn, là dạng thức của "quả". Đành rằng lư trí hữu hạn của tôi, được các giác quan giúp đỡ, phân biệt được một quả táo với một quả lê, một quả lê với một quả hạnh, nhưng lư tính tư biện của tôi lại tuyên bố rằng sự khác nhau có thể cảm giác được ấy là phi bản chất và không quan trọng. Lư tính tư biện thấy quả táo và quả lê có cái giống nhau, trong quả lê và quả hạnh có cái giống nhau, đó là "quả". Những quả hiện thực khác nhau do những đặc điểm của chúng, chỉ là những quả hư ảo mà thôi, và bản chất thực sự của những quả đó là "thực thể", là "quả".

Phương pháp đó không đưa tới sự phong phú đặc biệt của những quy định. Nhà khoáng vật học, mà toàn bộ khoa học của ông ta chỉ bó hẹp ở chỗ xác minh cái chân lư là tất cả mọi khoáng vật thật ra chỉ là "khoáng vật nói chung" mà thôi, th́ sẽ chỉ là nhà khoáng vật học trong trí tưởng tượng của ḿnh. Trước mỗi khoáng vật, nhà khoáng vật tư biện nói: đây là "khoáng vật", và trên thế giới có bao nhiêu khoáng vật thực sự th́ khoa học của người đó chỉ biết nhắc lại danh từ đó bấy nhiêu lần thôi.

Do đó sau khi đă từ các quả hiện thực khác nhau mà rút ra một "quả" trừu tượng - "quả nói chung" - th́ tư duy tư biện, muốn đạt đến cái bề ngoài của một nội dung thực hiện nào đó, không thể không t́m cách này hay cách khác để đi ngược từ "quả", từ thực thể trở lại những quả hiện thực thông thường muôn h́nh muôn vẻ, lê, táo, hạnh, v.v.. Nhưng xuất phát những từ quả hiện thực mà có được ư niệm trừu tượng là "quả" dễ bao nhiêu, th́ xuất phát từ ư niệm trừu tượng là "quả" mà có được những quả hiện thực lại khó bấy nhiêu. Hơn nữa nếu không từ bỏ sự trừu tượng đi th́ cũng tuyệt đối không thể chuyển từ trừu tượng sang cái trực tiếp đối lập với sự trừu tượng được.

Do đó nhà triết học tư biện từ bỏ sự trừu tượng về "quả", nhưng từ bỏ một cách đặc biệt, tư biện, thần bí, nghĩa là vẫn giữ cái bề ngoài tựa hồ như anh ta không từ bỏ sự trừu tượng. Cho nên thực ra, chỉ có vẻ bề ngoài, nhà triết học đó mới vượt qua giới hạn sự trừu tượng thôi. Nhà triết học đó đă nghị luận đại khái như sau:

Nếu quả táo, lê, hạnh, dâu, trên thực tế, chỉ là "thực thể nói chung", là "quả nói chung" th́ người ta sẽ tự hỏi rằng cớ sao mà "quả nói chung", biểu hiện ra lúc th́ là táo, lúc th́ là lê, lúc th́ lại là hạnh được; từ đâu mà có cái bề ngoài muôn vẻ đó, cái bề ngoài hết sức rơ ràng là mâu thuẫn với quan niệm tư biện của tôi về thể thống nhất, về "thực thể nói chung", về "quả nói chung".

Nhà triết học tư biện trả lời rằng: đó là do chỗ "quả nói chung" không phải là một bản chất chết, không có những sự khác nhau, nằm im, mà là một bản chất sinh động, tự phân biệt với ḿnh, có vận động. Cái muôn vẻ của những quả thông thường không những có ư nghĩa đối với lư trí cảm tính của tôi, mà c̣n đối với bản thân "quả nói chung" nữa, đối với lư tính tư biện nữa. Các quả thông thường khác nhau đều là những biểu hiện khác nhau của đời sống của "quả thống nhất"; đó là những sự kết tinh do bản thân "quả nói chung" tạo ra. Bởi vậy, chẳng hạn như trong quả táo th́ "quả nói chung" đem lại cho nó một tồn tại hiện có dưới cái dáng quả táo, trong quả lê, nó đem lại cho nó một tồn tại hiện có dưới cái dáng quả lê. Vậy ở đây đă không c̣n có thể nhắc lại cái quan điểm xuất phát từ quan niệm về thực thể mà nói rằng: quả lê là "quả", quả táo là "quả", quả hạnh là "quả", mà phải là "quả" tự biểu hiện thành quả táo, "quả" tự biểu hiện thành quả lê, "quả" tự biểu hiện thành quả hạnh. Những sự khác nhau phân biệt những quả táo, quả lê, quả hạnh, đó là những sự tự phân biệt của "quả", những sự khác nhau ấy làm cho những quả riêng biệt thành những ṿng khâu trong quá tŕnh sống của "quả nói chung". Như vậy, "quả" không c̣n là thể thống nhất không có nội dung, không có sự khác nhau, mà là thể thống nhất với tính cách là sự tổng hợp, với tính cách "tổng thể" của các thứ quả họp thành một "chuỗi bị phân chia một cách hữu cơ gồm những ṿng khâu". Trong mỗi khâu của chuỗi đó, "quả" đem lại cho ḿnh một tồn tại hiện thực phát triển hơn, rơ rệt hơn, cho đến cuối cùng với tính cách là "sự khái quát" tất cả các quả đó đồng thời trở thành thể thống nhất sống. Thể thống nhất này hoà tan quả cá biệt trong bản thân nó rồi lại tự nó sinh ra các thứ quả, đúng như các bộ phận của thân thể không ngừng biến thành máu rồi lại không ngừng nảy sinh trở lại từ máu vậy.

Các bạn thấy đấy: đạo Cơ Đốc cho rằng chỉ có hiện thân của độc một ḿnh đấng thượng đế thôi, c̣n triết học tư biện lại cho rằng có bao nhiêu sự vật th́ có bấy nhiêu hiện thân, chẳng hạn, theo triết học tư biện th́ trong ví dụ trên, đối với nó mỗi quả cá biệt đều là hiện thân riêng biệt của thực thể, tức quả tuyệt đối. Cho nên điều mà các nhà triết học tư biện thích thú nhất là chế tạo ra sự tồn tại của quả hiện thực, quả thông thường, rồi mới nói một cách bí hiểm rằng: táo, lê, hạnh, nho đang tồn tại. Nhưng táo, lê, hạnh, nho, mà chúng ta có được trong thế giới tư biện cùng lắm cũng chỉ là táo, lê, hạnh và nho hư ảo mà thôi v́ chúng là những khâu của sự sống của "quả nói chung", là những khâu của sự sống của bản chất trừu tượng do lư trí sáng tạo ra, do đó bản thân chúng ta là sản phẩm trừu tượng của lư trí. Cái mà chúng ta cảm thấy thích thú trong hoạt động tư biện là ở chỗ chúng ta lại thu được mọi thứ quả hiện thực, nhưng những quả này đă là những quả có ư nghĩa thần bí cao hơn, chúng không phải sinh trưởng từ miếng đất vật chất mà là sinh trưởng từ ê te của bộ óc chúng ta, chúng là hiện thân của "quả nói chung", là hiện thân của chủ thể tuyệt đối. Như vậy, khi chúng ta từ trừu tượng, từ cái bản chất lư trí siêu tự nhiên đó, tức là từ "quả nói chung" mà trở về với quả thiên nhiên hiện thực, th́ đồng thời chúng ta lại làm cho quả thiên nhiên đó có một ư nghĩa siêu tự nhiên, biến chúng thành trừu tượng thuần tuư. Cho nên, điều chủ yếu mà hiện nay chúng ta cần chú ư nghĩa siêu tự nhiên, biến chúng thành trừu tượng thuần tuư. Cho nên, điều chủ yếu mà hiện nay chúng ta cần chú ư chính là chứng minh tính thống nhất của "quả nói chung" trong mọi biểu hiện sinh hoạt của nó - tức trong táo, lê, hạnh, v.v., do đó chứng minh mối liên hệ qua lại thần bí của những quả đó, chỉ rơ "quả nói chung" tự thực hiện theo thứ bậc như thế nào trong mỗi thứ quả đó và chuyển một cách tất nhiên như thế nào từ một h́nh thức tồn tại này của ḿnh, sang một h́nh thức khác, chẳng hạn từ nho sang hạnh. V́ vậy, ư nghĩa của quả thông thường hiện nay đă không c̣n ở thuộc tính thiên nhiên của chúng nữa mà là ở thuộc tính tư biện khiến chúng có một địa vị nhất định trong quá tŕnh sinh mệnh của "quả tuyệt đối".

Khi nói rằng có những quả táo và quả lê th́ con người b́nh thường không cho rằng ḿnh nói ra một điều ǵ đặc biệt. Nhưng khi nhà triết học biểu thị những vật tồn tại đó bằng những thuật ngữ tư biện th́ ông ta đă nói ra một điều ǵ không b́nh thường rồi. Ông ta đă làm được một việc kỳ diệu: từ cái bản chất lư tính phi hiện thực, tức là "quả nói chung", ông ta đă tạo ra những vật hiện thực tự nhiên, tức là táo, lê, v.v., nghĩa là từ cái lư trí trừu tượng của riêng ḿnh mà ông ta coi là một chủ thể tuyệt đối nằm ngoài bản thân ḿnh, ở đây tức là từ "quả nói chung", ông ta đă sáng tạo ra những quả ấy. Và mỗi khi nhà triết học tư biện tuyên bố về sự tồn tại của những vật nào đó, là ông ta đă làm một việc sáng tạo rồi đó.

Đương nhiên là nhà triết học tư biện, sở dĩ có thể hoàn thành sự sáng tạo không dứt đoạn đó, chỉ là v́ ông ta đă đem những thuộc tính của quả táo, của quả lê, v.v., mà ai cũng biết, cũng thấy rơ trong thực tế, làm thành những quy định do ḿnh phát hiện ra bằng cách gắn những tên gọi của sự vật hiện thực cho cái mà chỉ có lư trí trừu tượng mới có thể sáng tạo ra, nghĩa là cho những công thức trừu tượng của lư trí và cuối cùng bằng cách tuyên bố rằng hoạt động của chính ḿnh, - hoạt động biểu hiện ở chỗ bản thân ông ta chuyển từ quan niệm táo sang quan niệm lê, - là sự tự hoạt động của chủ thể tuyệt đối, tức là của "quả nói chung".

Nói theo ngôn ngữ tư biện th́ cái cách đó là: hiểu thực thểchủ thể, là quá tŕnh bên trong, nhân cách tuyệt đối. Cách hiểu đó là đặc trưng chủ yếu của phương pháp Hegel.

Cần phải có những nhận xét đầu tiên như thế mới làm cho người ta có thể hiểu được ông Szeliga. Nếu cho đến nay, ông Szeliga vẫn xây dựng những quan hệ hiện thực, chẳng hạn như văn minh và pháp lư, thành phạm trù bí mật, và như thế là ông đă biến "bí mật" thành thực thể th́ bây giờ, lần đầu tiên, ông mới vươn tới được cái đỉnh tư biện thật sự, đến cái đỉnh Hegel, và biến "bí mật" thành một chủ thể độc lập, thể hiện ra trong những quan hệ và những người hiện thực, do đó những bá tước phu nhân, những hầu tước phu nhân, những cô gái lăng mạn, những người gác cổng, những viên quản lư văn khế, những thầy lang vườn, những t́nh sử, những cuộc khiêu vũ, những cửa gỗ v.v., là những biểu hiện sống của chủ thể đó. Lúc đầu xuất phát từ thế giới hiện thực mà tạo ra phạm trù "bí mật", giờ đây ông ta xuất phát từ phạm trù ấy mà tạo ra thế giới hiện thực.

Trong sự tŕnh bày của ông Szeliga, những bí mật của kết cấu tư biện biểu lộ một cách hết sức hiển nhiên không sao chối căi được, khiến ông có hai ưu điểm mà Hegel không có. Một là, đứng trước quá tŕnh nhờ đó nhà triết học chuyển từ vật thể này qua vật thể khác bằng cách lợi dụng trực qua cảm tính và biểu tượng th́ Hegel, với một lối ngụy biện khéo léo, đă tŕnh bày quá tŕnh đó thành một quá tŕnh do bản thân bản chất lư trí tưởng tượng, do chủ thể tuyệt đối hoàn thành. Hai là, thường thường trong sự tŕnh bày tư biện của ông, Hegel lại có một sự tŕnh bày hiện thực nắm được bản thân sự vật. Sự phát triển hiện thực đó trong ḷng sự phát triển tư biện của khái niệm làm cho người đọc coi sự phát triển tư biện là sự phát triển hiện thực, và sự phát triển hiện thực là sự phát triển tư biện.

Ở ông Szeliga th́ không có cả hai khó khăn đó. Phép biện chứng của ông hoàn toàn không có sự giả đối và giả tạo. Ông biểu diễn kỹ xảo của ông một cách thành thực đáng khen và một cách thẳng thắn ngây thơ nhất. Và không ở đâu, ông phát triển nội dung hiện thực cả, đến nỗi kết cấu tư biện của ông hoàn toàn không có những điều thêm thắt gây trở ngại, nó hiện ra trước mắt chúng tá không có bất cứ bề ngoài lập lờ nước đôi nào cả, trong toàn bộ vẻ đẹp trần truồng của nó. Ngoài ra bằng ví dụ của ḿnh, ông Szeliga chứng minh một cách hết sức xuất sắc rằng phép tư biện một mặt h́nh như tự do sáng tạo a priori ra đối tượng của ḿnh từ bản thân ḿnh như thế nào, và mặt khác muốn dùng nguỵ biện để thoát khỏi sự phụ thuộc hợp lư và tự nhiên vào đối tượng, phép tư biện lại rơi như thế nào vào t́nh trạng tuỳ thuộc một cách nô lệ không tự nhiên và không hợp lư nhất vào những đối tượng mà nó buộc phải diễn đạt những quy định ngẫu nhiên nhất và riêng biệt nhất của chúng thành những quy định tuyệt đối tất nhiên và phổ biến.

3. "BÍ MẬT CỦA XĂ HỘI CÓ GIÁO DỤC"

Sau khi đă chỉ cho chúng ta thấy những tầng lớp thấp nhất của xă hội và đưa chúng ta đi thăm những quán rượu của bọn tội phạm, v.v., Eugène Sue lại dẫn chúng ta vào xă hội thượng lưu và đến một pḥng khiêu vũ ở khu phố Saint Germain.

Ông Szeliga giới thiệu sự di chuyển đó như sau:

"Cái bí mật bao giờ cũng t́m cách dùng một sự chuyển biến mới để trốn tránh sự khảo sát. Cho tới nay, với tư cách là một cái ǵ tuyệt đối không hiểu được, không sao nắm được, có tính chất phủ định nó vẫn đối lập với cái có thực, hiện thực và khẳng định. Hiện nay nó lại xâm nhập vào cái có thực, hiện thực, khẳng định ấy như là nội dung không thể thấy được của cái ấy. Nhưng do đó mà nó cũng loại trừ tính tuyệt đối không có nhận thức được"

Cái "bí mật" từ trước tới nay vẫn đối lập với "cái có thực", "hiện thực" và "khẳng định", nghĩa là với pháp luật và giáo dục "bây giờ lại thâm nhập vào cái ấy", nghĩa là vào lĩnh vực giáo dục th́ đây là một điều bí mật, nếu không phải là điều bí mật của Paris th́ cũng là điều bí mật đối với Paris. Ông Szeliga không chuyển từ những bí mật của thế giới tội phạm sang những bí mật của xă hội quư tộc; mà trái lại làm cho cái "bí mật nói chung" trở thành "nội dung không thể thấy được", thành bản chất thực sự của xă hội có giáo dục. Đây không phải là một "sự chuyển biến mới" của ông Szeliga để mở đường cho những sự khảo sát sâu thêm; đó là "sự chuyển biến mới" của bản thân cái bí mật để cho có thể lẩn tránh sự điều tra.

Trước khi thực sự đi theo Eugène Sue đến nơi mà trái tim ông ta hướng tới, nghĩa là đến cuộc khiêu vũ quư tộc, ông Szeliga c̣n sử dụng những sự chuyển biến giả tạo của tư biện đang cấu thành a priori.

"Rơ ràng là người ta có thể dự kiến rằng cái bí mật bao giờ cũng cố t́m cách ẩn náu trong một cái vỏ rất vững chắc. Và trên thực tế dường như trước mắt chúng ta là tính không thể thâm nhập khó ḷng vượt qua...do đó, có thể dự tính, về đại thể có thể nói... Tuy nhiên, ở đây một cuộc thí nghiệm mới để truy cứu đến nơi đến chốn là không tránh khỏi"

Thế là đủ rồi. Trong việc này ông Szeliga đă đạt được nhiều thành tựu đến nỗi

"chủ thể siêu h́nh của bí mật giờ đây hiện ra thanh thoát, nhẹ nhàng, thoải mái và lẳng lơ"

Muốn biến xă hội quư tộc thành điều "bí mật", ông Szeliga t́m cách nhớ vào một số lần suy nghĩ để giải thích ư nghĩa của giáo dục. Ông gán trước cho xă hội quư tộc cả một loạt tính chất mà không ai thấy nó có, để sau đó phát hiện một cái "bí mật" là xă hội quư tộc không có những tính chất đó. Tiếp đó, ông ta coi sự phát hiện đó là cái "bí mật" của xă hội có giáo dục. Ông Szeliga đặt ra cho ḿnh những câu hỏi như: "Lư tính phổ biến" (có lẽ là logic tư biện?) Phải chăng là đầu đề của "những câu chuyện xă giao" trong xă hội có giáo dục? "Phải chăng duy tŕ có nhịp điệu cung bậc của t́nh yêu đối với con người mới làm cho" xă hội đó "trở thành một chỉnh thể nhịp nhàng?" "Cái mà chúng ta gọi là giáo dục chung, phải chăng chính là h́nh thức của cái phổ biến, của cái vĩnh cửu và của cái lư tưởng", nói cách khác, phải chăng cái chúng ta gọi là giáo dục là kết quả của sự tưởng tượng siêu h́nh? Để trả lời những câu hỏi đó, ông Szeliga cũng dễ dàng tiên tri a priori rằng:

"Nhưng có thể dự tính rằng... câu trả lời đối với những vấn đề ấy sẽ là phủ định"

Trong tiểu thuyết của Eugène Sue, quá tŕnh chuyển từ xă hội b́nh dân lên xă hội quư tộc được hoàn thành bằng thủ pháp chung của các cuốn tiểu thuyết. Sự hoá trang của Rudolph, ông hoàng Geroldstein, giúp ông đi sâu vào những tầng lớp dưới của xă hội cũng như danh hiệu của ông giúp ông gần gũi tầng lớp trên của xă hội. Điều mà ông suy nghĩ trên đường đi dự cuộc khiêu vũ quư tộc không phải là những cảnh trái ngược của sinh hoạt xung quanh: ông chỉ cảm thấy những cảnh trái ngược của những kiểu hoá trang của ḿnh thú vị. Ông mách bảo những bạn đường ngoan ngoăn nhất của ḿnh rằng ông cảm thấy thích thú khác thường như thế nào trong những cảnh ngộ khác nhau.

"Tôi cảm thấy - ông nói - những cảnh trái ngược đó khá thú vị: hôm qua tôi là một họa sĩ ngồi vẽ quạt trong một ngôi nhà nhỏ ở phố Fèves; sáng nay, tôi là anh hầu bàn dâng cho bà Pipelet một cốc crème de cassis và chiều nay... tôi lại là một trong những người có đặc quyền nhờ ơn thần thánh mà cai quản thế gian này"

Được mời dự cuộc khiêu vũ, sự phê phán có tính phê phán cất tiếng hát:

"Với sự có mặt của các vị thần trên trái đất
Tôi cơ hồ sắp mất cả tinh thần và lư trí"
3

Và sự phê phán có tính phê phán đă thổ lộ nỗi ḷng trong những bài hát ca tụng sau:

"Ở đây, phép mầu của ảo thuật đă toả ánh sáng mặt trời giữa ban đêm, đă khoác cho mùa đông màu xanh tươi của mùa xuân và vẻ rực rỡ của mùa hè. Lập tức chúng ta bị xâm chiếm bởi tâm trạng là chúng ta sẵn sàng tin vào điều kỳ diệu là có đấng thần linh tồn tại trong ḷng người, nhất là khi mà cái đẹp và cái duyên dáng khiến chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta đang ở ngay bên cạnh lư tưởng" (!!!)

Hỡi vị mục sư - phê phán ở nông thôn, thiếu kinh nghiệm và cả tin! Chỉ có tính giản dị phê phán của ngài mới có thể vừa bước khỏi pḥng khiêu vũ lộng lẫy ở Paris ra đă chuyển ngay vào tâm trạng mê tín đến nỗi tin vào "điều kỳ diệu là có đấng thần linh tồn tại trong ḷng người" và thấy những cô gái mê hồn ở Paris là "lư tưởng ở ngay bên cạnh", là những thiên thần hoá thân.

Trong cái ngây thơ rất đáng yêu của ḿnh, vị mục sư - phê phán của chúng ta định nghe trộm câu chuyện giữa "hai bậc giai nhân tuyệt sắc" là Clemence d'Harville và Bá tước phu nhân Sarah McGregor. Bạn đọc hăy đoán xem ông ta định "nghe trộm" cái ǵ? Ông ta muốn nghe:

"Chúng ta làm thế nào để có thể cầu phúc cho những đứa con đáng yêu, làm thế nào để ông chồng được hưởng hạnh phúc đầy đủ"... "Chúng tôi nghe... chúng tôi lấy làm ngạc nhiên... Chúng tôi không dám tin ở tai ḿnh"

Trong thâm tâm, chúng tôi cảm thấy một niềm vui ác độc khi thấy vị mục sư đi nghe trộm chuyện riêng bị thất vọng. Mấy vị phu nhân đó chẳng bàn đến "cầu phúc" cũng chẳng bàn đến "hạnh phúc đầy đủ", cũng chẳng bàn đến "lư tính phổ biến", mà trái hẳn lại "vấn đề là dụ dỗ cho bà d'Harville bạc t́nh với chồng bà".

Về một trong hai vị phu nhân đó là Bá tước phu nhân McGregor, người ta có được một tài liệu mộc mạc sau:

Bà ta "khá khôn ngoan để không trở thành mẹ, sau một cuộc hôn nhân bí mật"

Khó chịu v́ sự khôn ngoan đó của bá tước phu nhân, ông Szeliga đă nghiêm khắc răn bảo rằng:

"Theo quan điểm của chúng tôi, hết thảy mọi nguyện vọng của bá tước phu nhân chỉ nhằm có được cái lợi ích kỷ của cá nhân ḿnh"

Nếu bà ta toại nguyện và kết hôn với ông hoàng Geroldstein th́ theo ông Szeliga, điều đó chẳng hứa hẹn điều ǵ tốt đẹp cả.

"Chúng ta tuyệt nhiên không hy vọng rằng việc bà xuất giá sẽ đem lại hạnh phúc cho bầy tôi của ông hoàng Geroldstein"

Khi kết thúc lời răn bảo, vị tín đồ thanh giáo của chúng ta chỉ ra một cách "hết sức trịnh trọng" rằng:

"Sarah" (vị phu nhân khôn ngoan) "tuy là một nhân vật xuất chúng trong đám người hào hoa, nhưng vị tất đă là một ngoại lệ trong giới đó"

Tuy! Nhưng vị tất! Ơ ḱa! "nhân vật xuất chúng" trong giới đó - há chẳng phải là một ngoại lệ hay sao?

Về tính cách của hai "nhân vật lư tưởng" khác là Hầu tước phu nhân d'Harville và Công tước phu nhân vùng Lucenay, chúng ta được biết như sau:

Họ "không được thoả măn trong ḷng. Họ không t́m thấy đối tượng yêu trong hôn nhân, cho nên họ đi t́m bên ngoài hôn nhân. Đối với họ, t́nh yêu trong hôn nhân vẫn là một bí mật và sự xúc động mănh liệt của trái tim thúc đẩy họ t́m cách bóc trần bí mật ấy. Như vậy là hai bà đều ch́m đắm trong t́nh yêu bí mật. Những vật hy sinh đó của hôn nhân không t́nh yêu đă vô t́nh hạ thấp t́nh yêu thành một cái ǵ thuần tuư bên ngoài, thành cái gọi là quan hệ trai gái và sẵn sàng coi nhân tố lăng mạn, tức cái bí mật, là một cái bên trong, một cái đem lại một cái có sinh khí, một cái bản chất trong t́nh yêu"

Luận cứ biện chứng này càng được ứng dụng vào mọi trường hợp của đời sống th́ chúng ta càng phải đánh giá cao công lao của nó.

Chẳng hạn, ai không dám uống rượu ở nhà ḿnh nhưng cảm thấy cần uống rượu th́ sẽ t́m ở "bên ngoài" nhà ḿnh, "đối tượng" uống rượu và "như vậy là" lao ḿnh vào cuộc say sưa bí mật. Như thế vẫn chưa hết. Anh ta thậm chí bị một lực lượng không sao khắc phục được đẩy tới chỗ coi cái bí mật là yếu tố bản chất của "sự uống rượu" tuy rằng anh ta không thể hạ thấp "sự uống rượu" thành "một cái ǵ thuần tuư bên ngoài", có cũng được không có cũng chẳng sao, giống như mấy vị phu nhân nói trên sẽ không hạ thấp t́nh yêu xuống mức đó. V́ theo sự giải thích của chính ông Szeliga, họ không hạ thấp bản thân t́nh yêu mà hạ thấp hôn nhân không có t́nh yêu xuống tận bộ mặt vốn có của nó, - hạ thấp xuống thành cái ǵ ở bên ngoài, thành cái gọi là quan hệ trai gái.

Ông Szeliga hỏi tiếp:

"Bí mật của t́nh yêu là ǵ?"

Chúng ta vừa được biết lập luận biến "bí mật" thành "bản chất" của thứ t́nh yêu đó. Vậy bây giờ chúng ta làm thế nào mà t́m được cái bí mật của bí mật, bản chất của bản chất? Vị mục sư ngâm nga rằng:

"Không phải là những con đường nhỏ rậm mất giữa những lùm cây, không phải là cái mông lung tự nhiên của một đêm trăng, không phải là cái mông lung nhân tạo của những màn cửa và rèm cửa quư giá, không phải là tiếng nhạc du dương và mê ly của những chiếc thụ cầm và phong cầm, không phải là sức cám dỗ của quả cấm..."

Màn cửa và rèm cửa! Tiếng nhạc vừa du dương lại vừa mê ly! C̣n có thêm phong cầm nữa! Ngài mục sư ạ, vậy ngài hăy quên nhà thờ đi. Ai sẽ mang phong cầm tới nơi hẹn ḥ?

"Tất cả những cái đó (màn cửa, rèm cửa, và phong cầm) chẳng qua chỉ là một cái ǵ bí mật"

Thế th́ há chẳng phải bí mật này là "bí mật" của t́nh yêu bí mật hay sao? Tuyệt nhiên không phải.

"Bí mật trong t́nh yêu là cái làm cho kích động, say sưa, làm mê ly, là uy lực của t́nh dục"

Với tiếng nhạc "du dương và mê ly", vị mục sư đă có được cái làm cho mê ly. Và nếu như ông ta không mang rèm cửa và phong cầm mà mang ba ba và rượu sâm banh ra nơi hẹn ḥ với người yêu th́ ông ta sẽ không thiếu cái "làm cho khích độngsay sưa".

Vị thánh của chúng ta dạy rằng:

"Đành rằng chúng ta không muốn thừa nhận uy lực của t́nh dục: Nhưng sở dĩ nó có một uy lực lớn như vậy đối với chúng ta chỉ là v́ chúng ta loại trừ nó ra khỏi bản thân chúng ta, v́ chúng ta không thừa nhận nó là bản tính của bản thân chúng ta, cái bản tính mà trong trường hợp thừa nhận nó chúng ta có thể khắc phục được một khi nó t́m cách biểu hiện ra bằng cách hy sinh lư tính, t́nh yêu chân chính và sức mạnh của ư chí"

Theo tinh thần của thần học tự nhiên, vị mục sư khuyên chúng ta thừa nhận t́nh dục là bản tính của chúng ta để sau đó có thể khắc phục nó, nghĩa là rút lui sự thừa nhận này. Đành rằng ông ta chỉ sẵn sàng khắc phục t́nh dục, nếu nó định biểu hiện ra bằng cách hy sinh Lư tính (sức mạnh của ư chí, và t́nh yêu, đối lập với t́nh dục, là thuộc lĩnh vực của Lư tính) Nhưng ngay cả tín đồ Cơ Đốc không tư biện cũng thừa nhận t́nh dục trong chừng mực nó không t́m cách biểu hiện ra bằng cách hy sinh lư tính chân chính, tức tín ngưỡng, không hy sinh t́nh yêu chân chính tức t́nh yêu thượng đế, không hy sinh sức mạnh chân chính của ư chí, tức ư chí của Christ.

Vị mục sư tiết lộ ngay ư kiến thực sự của ḿnh về vấn đề đó khi ngài nói tiếp:

"V́ vậy, nếu t́nh yêu không c̣n là bản chất của hôn nhân, bản chất của luân lư nói chung th́ t́nh dục sẽ trở thành bí mật của t́nh yêu, của đạo đức, của xă hội có giáo dục, t́nh dục ở đây không những cần hiểu theo nghĩa hẹp tức sự rung động của thần kinh, luồng máu nóng chạy trong mạch máu, mà c̣n phải hiểu theo nghĩa rộng hơn khi nó được nâng lên thành cái bề ngoài của uy lực tinh thần, thành ḷng ham muốn quyền thế, háo danh và tham vọng... Hầu tước phu nhân McGregor tiêu biểu cho t́nh dục theo nghĩa thứ hai, t́nh dục với tính cách là bí mật của xă hội có giáo dục"

Vị mục sư đă nắm trúng vấn đề: muốn khắc phục được t́nh dục th́ trước hết phải chế ngự được những ḍng thần kinh sự tuần hoàn nhanh của máu. - Khi nói đến t́nh dục theo nghĩa hẹp, ông Szeliga đưa ra ư kiến cho rằng nhiệt độ cao hơn của cơ thể là do máu sôi lên trong mạch máu. Ông ta biết rằng động vật máu nóng sở dĩ mang tên đó là v́ nhiệt độ máu của nó nếu không chú ư đến những biến động không đáng kể th́ vẫn thường xuyên giữ một độ cao nhất định. - Một khi thần kinh ngừng hoạt động và máu ngừng sôi trong mạch máu th́ thể xác tội lỗi, nơi trú ngụ của t́nh dục, sẽ biến thành thây ma và các linh hồn tha hồ mà bàn bạc với nhau về "lư tính phổ biến", về "t́nh yêu chân chính" và "đạo đức thuần tuư". Vị mục sư của chúng ta hạ thấp t́nh dục đến mức thủ tiêu cả những yếu tố kích thích t́nh yêu tức sự tuần hoàn nhanh của máu (nó chứng minh rằng người yêu không phải có trạng thái trơ trơ không có t́nh dục) và những ḍng thần kinh nó nối liền cơ quan chủ yếu của t́nh dục với đại năo. Ông ta quy t́nh yêu chân chính thành secretio seminismáy móc và nói lí nhí với một nhà thần học nổi tiếng xấu ở Đức rằng:

"Đây không phải v́ t́nh yêu nhục dục, cũng không phải v́ nhục dục mà v́ Chúa đă phán bảo: các người hăy sinh sôi nảy nở, hăy phát triển đông đảo lên"

Bây giờ, chúng ta hăy so sánh kết cấu tư biện với tiểu thuyết của Eugène Sue. Ở đây, không phải t́nh dục mà là những điều thần bí, những cuộc mạo hiểm, những trở lực, những niềm lo lắng, những sự nguy hiểm và nhất là sự cám dỗ của quả cấm đă được coi là bí mật của t́nh yêu.

Ở đây nói: "Tại sao nhiều phụ nữ cứ kiếm những người đàn ông không xứng đáng làm chồng ḿnh làm người yêu của ḿnh? V́ ma lực lớn nhất của t́nh yêu là ở chỗ nó có sức cám dỗ của quả cấm... Bạn sẽ đồng ư rằng gạt bỏ những nỗi lo âu, những niềm đau khổ, những khó khăn, những bí mật, những nguy hiểm th́ t́nh yêu chẳng c̣n ǵ nữa hoặc hầu như chẳng c̣n ǵ nữa, nghĩa là chỉ c̣n lại cái xác thịt của người yêu... Tóm lại, nó ít nhiều giống như câu chuyện của một anh chàng được người ta hỏi rằng tại sao anh không kết hôn với mụ goá, t́nh nhân của anh? - Chao ôi! - anh chàng trả lời, - dĩ nhiên là tôi đă nghĩ tới điều đó, nhưng có điều là cưới nhau rồi th́ tôi không biết sẽ đi ngủ đêm ở đâu?"

Nếu ông Szeliga nhấn mạnh rằng bí mật của t́nh yêu không phải ở xúc cảm đó của quả cấm th́ ông Eugène Sue lại nhấn mạnh rằng quả cấm là "ma lực lớn nhất của t́nh yêu" và là căn cứ của những cuộc mạo hiểm săn t́nh yêu ở bên ngoài nhà ở.

"Trong t́nh yêu cũng như trong buôn bán, sự cấm đoán và sự lén lút bao giờ cũng đi đôi với nhau như h́nh với bóng"4

Cũng vậy, trái với người giải thích ḿnh một cách tư biện, Eugène Sue khẳng định rằng

"khuynh hướng giả vờ và mánh lới cũng như khuynh hướng thích những cái bí mật và éo le là đặc điểm bản chất, là xu hướng bẩm sinh và bản năng chủ yếu của phụ nữ"

Điều làm cho Eugène Sue phiền ḷng là thiên hướng đó và ư thích đó chống lại hôn nhân. Ông muốn đem lại cho bản năng ấy của phụ nữ một ứng dụng ít tác hại hơn và bổ ích hơn.

Trong khi ông Szeliga biến Bá tước phu nhân McGregor thành người tiêu biểu cho thứ t́nh dục "được nâng lên thành cái bề ngoài của uy lực tinh thần" th́ Eugène Sue lại mô tả bà ta thành con người của lư trí trừu tượng. "Đầu óc háo danh" và "tính kiêu ngạo" của bà hoàn toàn không thể thành những h́nh thức của t́nh dục mà là sản vật của lư trí trừu tượng không dính líu ǵ đến t́nh dục. Chính v́ thế mà ông Eugène Sue nhấn mạnh:

"Những sự xúc động nóng bỏng của t́nh yêu chưa hề làm cho trái tim giá lạnh tựa băng của bà rung động: không một sự rung động tơ ḷng nào biến đổi được những tính toán khắt khe của người đàn bà mánh lới, tự tư và háo danh này"

Đặc trưng căn bản của người phụ nữ này là tính ích kỷ của lư trí trừu tượng, không có t́nh cảm và lạnh nhạt khắt khe. Cho nên trong cuốn tiểu thuyết, tâm hồn bà được mô tả là một tâm hồn "khô khan và khắc nghiệt", đầu óc bà là một đầu óc "khôn ngoan và độc địa", tính cách bà là một tính cách "xảo quyệt và tuyệt đối" (cái thứ tuyệt đối đặc trưng cho con người của lư trí trừu tượng), thói làm điệu làm bộ của bà th́ được mô tả là "sâu sắc". Nhân tiện cũng nói thêm rằng: trong tiểu thuyết của Eugène Sue, đường đời của bá tước phu nhân, cũng như của phần lớn nhân vật khác, đều được mô tả một cách ngu xuẩn. Một người vú già đă làm cho bà bá tước phu nhân tin rằng về sau ḿnh sẽ đội "mũ miện". Ám ảnh bởi ḷng tin đó nên bà ta đi du hành định kiếm chiếc mũ miện bằng một cuộc hôn nhân. Rút cục, bà ta tỏ ra là không triệt để đến nỗi nhầm một "công tước" nhỏ bé của nước Đức là một "nhân vật đội mũ miện".

Sau khi thoá mạ t́nh dục, vị thánh đồ phê phán của chúng ta cho rằng c̣n phải giải thích tại sao Eugène Sue đă mô tả một cuộc khiêu vũ để đưa chúng ta vào xă hội thượng lưu - một thủ pháp ưa dùng của hầu hết các nhà viết tiểu thuyết Pháp - c̣n như các nhà viết tiểu thuyết Anh lại thường dùng một cuộc đi săn hoặc một biệt thự ở nông thôn để giới thiệu cho chúng ta xă hội thượng lưu.

"Đối với cách lư giải vấn đề như thế" (nghĩa là đối với quan điểm của ông Szeliga) "th́ việc Eugène Sue mô tả một buổi khiêu vũ để đưa chúng ta vào xă hội thượng lưu không phải là điều không quan hệ ǵ và về phương diện đó" (về phương diện kết cấu của ông Szeliga) "th́ việc đó cũng không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên"

Thế là nhà phê phán của chúng ta thả lỏng dây cương cho con ngựa cái phi bừa qua cả một chuỗi những sự chứng minh tính tất nhiên đó theo tinh thần của lăo già Wolff đă chầu trời.

"Khiêu vũ là biểu hiện phổ biến nhất của t́nh dục, về mặt là cái bí mật. Trong khiêu vũ, được phép trực tiếp đụng chạm, ôm ấp nhau giữa nam nữ (?) "do việc xếp thành đôi mà có, v́ khiêu vũ nh́n bên ngoài th́ có cảm giác thích thú và trên thực tế" ("trên thực tế"?, ngài mục sư!) "cũng vậy, song rút cục vẫn không bị coi là sự đụng chạm và ôm ấp có tính chất t́nh dục" (chắc hẳn là sự đụng chạm và ôm ấp có tính chất lư tính phổ biến?)

Và cuối cùng là một kết luận mà ta có thể nói là nó chồm lên đúng hơn là nói nó khiêu vũ:

"V́ nếu người ta thực sự coi khiêu vũ là sự đụng chạm và sự ôm ấp mang tính chất t́nh dục th́ người ta sẽ không hiểu được tại sao xă hội lại chỉ rộng lượng đối với khiêu vũ trong khi ngược lại nó lên án gay gắt tất cả những hiện tượng tương tự nếu những hiện tượng này biểu hiện ra bừa băi như thế ở một nơi khác, và trừng phạt những tội phạm đó coi là những sự vi phạm không thể tha thứ được đến đạo đức và phong hoá, bằng cách chỉ trích và bài xích một cách không thương xót"

Ngài mục sư không nói về điệu nhảy cancan và điệu nhảy polka: ông nói về "khiêu vũ" nói chung, về phạm trù khiêu vũ là một phạm trù chỉ được nhảy múa dưới cái xương sọ phê phán của ngài mục sư thôi. Nếu ông ta có dịp đi xem khiêu vũ tại tiệm "Chaumière" ở Paris th́ tâm hồn Đức-Cơ đốc của ông ta sẽ bị kích động mạnh bởi sự xấc xược, sự lộ liễu, sự phóng đăng, bởi cái điệu nhạc gợi t́nh. Cái "cảm giác êm dịu có thể thu được trên thực tế" của chính ông sẽ đem lại cho ông khả năng "cảm thấy" rằng "quả thật, không thể hiểu tại sao bản thân những người khiêu vũ, trong khi trái lại" họ gây cho khán giả cái ấn tượng sảng khoái khêu gợi t́nh dục lộ liễu của con người ("điều này nếu biểu hiện ra cũng theo phương thức đó ở một nơi khác" tức ở Đức, "sẽ kéo theo nó, như một sự phá hoại không thể tha thứ được", v.v. và v.v.) - tại sao bản thân những người khiêu vũ không nên và không dám - ít ra là có thể nói như vậy - tự coi là những người có t́nh dục lộ liễu, khi họ không những có thể mà tất nhiên phải là những người như vậy!!

V́ kính yêu bản chất của khiêu vũ, nhà phê phán của chúng ta đưa chúng ta vào cuộc khiêu vũ. Nhưng ông ta vấp phải một khó khăn lớn. Trong cuộc khiêu vũ này, tuy người ta có nhảy múa, nhưng người ta chỉ nhảy múa trong tưởng tượng thôi. Vấn đề là ở chỗ Eugène Sue chẳng miêu tả ǵ về khiêu vũ cả. Ông ta không lẫn lộn vào trong đám người khiêu vũ. Cuộc khiêu vũ chỉ là một dịp để ông ta tập hợp những nhân vật thuộc giới quư tộc lớp trên. Trong cảnh tuyệt vọng, "sự phê phán" vội vă bổ sung cho nhà văn và "trí tưởng tượng" của bản thân nó miêu tả cuộc khiêu vũ một cách dễ dàng, v.v.. Nếu như tuân theo quy định của sự phê phán Eugène Sue mô tả sào huyệt và ngôn ngữ của bọn tội phạm mà không mảy may có hứng thú trực tiếp đối với sào huyệt và ngôn ngữ của bọn ấy th́ trái lại cuộc khiêu vũ mà bản thân ông không mô tả và do nhà phê phán "dồi dào đầu óc tưởng tượng" của ông mô tả, tất nhiên làm cho ông vô cùng hứng thú.

Hăy nghe tiếp!

"Thực ra, bí mật của âm điệu và tiết tấu xă giao, bí mật của sự việc hết sức trái tự nhiên đó, là ḷng khao khát trở về với tự nhiên. V́ thế mà t́nh h́nh ấy, giống như Cecily, đă gây ra trong xă hội có giáo dục một ấn tượng giống như điện giật và đưa tới những thành tựu không b́nh thường. Đối với nàng, một nữ tỳ lớn lên giữa đám nô lệ không được sự giáo dục và hoàn toàn chỉ chịu sự chi phối của bản tính th́ bản tính đó là nguồn sống duy nhất. Đột nhiên được tiến cử vào nơi cung điện, phải khép ḿnh theo phong tục tập quán nơi này, nàng thâm nhập nhanh chóng vào bí mật của phong tục tập quán này. Trong hoàn cảnh ấy, hoàn cảnh mà nàng hoàn toàn đủ sức chi phối được, v́ lực lượng của ḿnh, lực lượng của bản tính của ḿnh ảnh hưởng đến những người xung quanh như một ma lực khó hiểu, Cecily không tránh khỏi rơi vào con đường lầm lạc và đâm ra bừa băi, thế mà trước đây khi nàng c̣n là nô tỳ, cũng chính cái bản tính đó đă dạy cho nàng cự tuyệt mọi đ̣i hỏi xấu xa của tên chủ của nàng và trước sau trung thành với t́nh yêu của ḿnh, Cecily là cái bí mật đă bị bóc trần của xă hội có giáo dục. T́nh cảm bị ức chế cuối cùng đă tức nước vỡ bờ và tự do hoành hành không ǵ chế ngự nổi", v.v.

Dĩ nhiên bạn đọc nào đọc Szeliga mà chưa xem cuốn tiểu thuyết của Eugène Sue th́ tưởng rằng Cecily là cô gái đẹp mê người trong buổi khiêu vũ này. Nhưng trong cuốn tiểu thuyết, khi người ta đang khiêu vũ ở Paris, nàng lại ngồi trong nhà tù ở Đức.

Là một nữ nô lệ, Cecily trước sau vẫn trung thành với y sĩ da đen David, v́ nàng yêu anh "say sưa" và v́ chủ nàng, ngài Willis, đang theo đuổi nàng một cách "thô bạo". Trong cuốn tiểu thuyết, nguyên nhân khiến nàng sa vào cuộc đời truỵ lạc được nêu ra một cách hết sức giản đơn. Được đưa vào "thế giới những người Âu", nàng "hổ thẹn phải lấy một anh chàng da đen". Vừa đặt chân đến nước Đức, một người hủ bại nào đó đă làm cho nàng sa ngă "ngay". Đấy là tác dụng của "ḍng máu Indian" chảy trong mạch máu nàng. Để cho hợp với cái "đạo đức đáng yêu" và sự "giao dịch đáng yêu", Eugène Sue giả nhân giả nghĩa không thể không gọi hành vi đó là "sự truỵ lạc bẩm sinh".

Cái bí mật của Cecily là ở chỗ nàng là cô gái lai. Cái bí mật của t́nh dục của nàng là cái nóng của vùng nhiệt đới. Trong những bài thơ đẹp đẽ của ḿnh gửi Eleonore, Parny đă ca tụng cô gái lai. Và trong hàng trăm bài du kư, chúng ta có thể thấy rằng cô gái lai là nguy hiểm biết chừng nào cho các chàng thuỷ thủ Pháp.

Chúng ta đọc trong tiểu thuyết của Eugène Sue:

"Cecily là hiện thân của cái t́nh dục mănh liệt chỉ bùng cháy dưới cái nóng của vùng nhiệt đới... Ai nấy đều nghe nói về những cô gái da màu có thể nói là nguy hiểm chết người đối với người Âu, những con quỷ hút máu mê người đó đă làm cho những vật hy sinh của chúng say sưa trước sự quyến rũ kinh khủng... và, giống như câu tục ngữ kiên quyết của địa phương, chúng chỉ để cho họ uống nước mắt họ khi khát và gặm trái tim họ khi đói"

Nhưng Cecily không hề có cái ma lực đó đối với những người no nê được hưởng giáo dục quư tộc...

Eugène Sue viết:

"Hạng đàn bà như Cecily thường gây ra một ảnh hưởng bất ngờ, một ma lực không sao cưỡng được đối với những đại biểu của t́nh dục thô bạo như Jacques Ferrand"

Loại người như Jacques Ferrand đại diện cho xă hội thượng lưu từ bao giờ nhỉ? Song sự phê phán có tính phê phán cần xây dựng Cecily thành một ṿng khâu trong quá tŕnh sống của cái bí mật tuyệt đối.

4. "BÍ MẬT CỦA SỰ NGAY THẲNG VÀ SỰ THÀNH KÍNH"

"Bí mật, với tính cách là bí mật của xă hội có giáo dục, cố nhiên là lẩn trốn từ lĩnh vực đối lập vào lĩnh vực bên trong. Tuy nhiên xă hội thượng lưu lại c̣n có những tập đoàn đặc biệt mà nó giao cho giữ ǵn điện thánh của ḿnh. Xă hội thượng lưu dường như là từ đường nhỏ cho cái chí thánh đó. Nhưng đối với những người c̣n ở ngưỡng cửa th́ bản thân từ đường nhỏ là cái bí mật. Như vậy, trong địa vị đặc biệt của nó, đối với nhân dân, sự giáo dục là như thế nào... th́ đối với những người có giáo dục, sự thô bạo cũng như thế ấy"

"Cố nhiên... tuy nhiên... lại c̣n... dường như... nhưng... như vậy", đấy chính là những cái móc ảo thuật gắn liền các khâu của cái chuỗi tư biện những luận đoán. Trên kia, chúng ta đă thấy ông Szeliga buộc cái Bí mật rời bỏ thế giới tội phạm và lẩn trốn vào trong xă hội thượng lưu như thế nào. Bây giờ ông ta cần cấu tạo ra cái bí mật khác, tức là xă hội thượng lưu có những tập đoàn đặc biệt của ḿnh và những bí mật của những tập đoàn đó là những bí mật đối với nhân dân. Để cấu tạo được như vậy th́ ngoài những chiếc móc ảo thuật nói trên, c̣n phải biến tập đoàn thành từ đường nhỏ và biến thế giới không quư phái thành ngưỡng cửa của từ đường nhỏ đó. Và cái bí mật đối với Paris là ở chỗ tất cả các lĩnh vực của xă hội tư sản chỉ h́nh thành nên cái ngưỡng cửa của từ đường nhỏ của xă hội thượng lưu.

Ông Szeliga theo đuổi hai mục đích: một là cần phải biến cái Bí mật thể hiện trong tập đoàn đặc biệt của xă hội thượng lưu thành "tài sản chung của toàn thế giới", hai là viên công chứng Jacques Ferrand phải được cấu tạo thành một khâu sống của cái Bí mật. Nhà phê phán nghị luận như sau:

"Sự giáo dục c̣n chưa thể và không muốn lôi kéo tất cả các đẳng cấp và tất cả những sự khác biệt vào trong lĩnh vực của ḿnh. Chỉ có đạo Cơ đốcđạo đức mới có thể xây dựng, trên thế giới này, những vương quốc phổ biến"

Đối với ông Szeliga, sự giáo dục, văn minh là đồng nghĩa với sự giáo dục quư tộc. V́ thế ông ta không thể thấy rằng công nghiệp thương nghiệp đang xây dựng những vương quốc phổ biến khác hẳn với vương quốc của đạo Cơ đốc và đạo đức, với hạnh phúc gia đ́nh và phúc lợi tiểu thị dân. Nhưng chúng ta đi tới viên công chứng Jacques Ferrand như thế nào? Rất đơn giản thôi.

Ông Szeliga biến đạo Cơ Đốc thành một đức tính cá nhân, thành "sự thành kính" và biến đạo đức thành một đức tính cá nhân khác, thành "sự ngay thẳng". Ông ta hợp nhất hai đức tính đó trong một cá nhân và đặt tên cá nhân đó là Jacques Ferrand, v́ Jacques Ferrand không có hai đức tính ấy mà chỉ giả vờ có thôi. Như vậy Jacques Ferrand đă thành "cái bí mật của sự thành kính và sự ngay thẳng". Trái lại, "di chúc" của Jacques Ferrand là "cái bí mật của sự thành kính và sự ngay thẳng bề ngoài", nghĩa là không c̣n là cái bí mật của bản thân sự thành kính và sự ngay thẳng nữa. Muốn xây dựng di chúc đó thành cái bí mật, sự phê phán có tính phê phán buộc phải tuyên bố rằng sự thành kính và sự ngay thẳng bề ngoài là cái bí mật của di chúc đó, chứ không phải ngược lại, di chúc đó là cái bí mật của sự ngay thẳng và sự thành kính bề ngoài.

Trong khi pḥng công chứng Paris coi Jacques Ferrand là sự châm biếm độc ác đối với nó và thông qua việc kiểm duyệt các vở kịch mà loại nhân vật đó ra khỏi "Những bí mật của thành Paris" th́ cũng chính vào lúc đó, sự phê phán có tính phê phán vừa "tranh luận với vương quốc không trung của khái niệm" lại vừa coi pḥng công chứng Paris là tôn giáo và đạo đức, là sự thành kính và sự ngay thẳng chứ không phải là pḥng công chứng ở Paris. Cuộc xét xử viên công chứng Lehon phải là một sự khai sáng đối với sự phê phán có tính phê phán. Địa vị của viên công chứng trong tiểu thuyết của Eugène Sue là gắn liền với chức vụ của y.

"Vai tṛ của viên công chứng đối với việc đời cũng giống như vai tṛ của thầy tu đối với việc đạo, họ đều là kẻ giữ ǵn bí mật của chúng ta" (Monteil, "Lịch sử các đẳng cấp ở Pháp", ch.IV, tr.375)

Viên công chứng là linh mục trần tục. Theo nghề nghiệp, ông ta là tín đồ thanh giáo. Nhưng Shakespeare nói rằng "sự thành thực không phải là kẻ theo thanh giáo"6. Ông ta đồng thời là kẻ trung gian cho bất cứ mục đích ǵ và là kẻ chủ mưu gây ra những mưu mô, mánh khoé thị dân.

Với viên công chứng Ferrand, mà toàn bộ bí mật là sự giả nhân giả nghĩa và chức công chứng của anh ta, chúng ta h́nh như chẳng hiểu thêm ǵ cả. Nhưng chớ nóng vội!

"Nếu như sự giả nhân giả nghĩa ở viên công chứng là hoàn toàn có ư thức c̣n ở bà Roland là một cái ǵ giống như bản năng th́ giữa họ, là đông đảo những người không thể thâm nhập vào bí mật nhưng vẫn vô t́nh t́m cách đạt tới chỗ đó. Và không phải sự mê tín đưa giới thượng lưu và đám hạ lưu của thế giới này vào trong ngôi nhà âm u của tên lang vườn Bradamanli (linh mục Polidori). Không, việc t́m kiếm cái bí mật để chứng minh với thế giới rằng ḿnh vô tội đưa họ vào đó"

"Giới thượng lưu" và "đám hạ lưu" đổ xô đến nhà Polidori không phải là để có được một bí mật có thể chứng minh trước toàn thế giới rằng họ vô tội. Không, "giới thượng lưu" và "đám hạ lưu" t́m kiếm ở Polidori "cái bí mật nói chung", cái Bí mật coi là chủ thể tuyệt đối để chứng minh trước thế giới rằng ḿnh vô tội. Điều đó giống như chúng ta không t́m chiếc ŕu mà t́m "công cụ nói chung", công cụ in abstracto3* để bổ củi bằng sự trừu tượng ấy.

Tất cả những bí mật của Polidori quy lại là một phương pháp phá thai và một liều thuốc độc giết người. Trong trạng thái hưng phấn cao độ có tính chất tư biện, ông Szeliga để cho "kẻ giết người" nhớ đến liều thuốc độc của Polidori "v́ hắn muốn không phải là kẻ giết người, mà muốn được quư mến, thương yêu và kính trọng". Dường như trong một vụ giết người, vấn đề là tại sự quư mến, t́nh thương yêu và sự kính trọng chứ không phải là tại cái đầu! Những kẻ giết người có tính phê phán không lo cho cái đầu ḿnh mà lại bận rộn v́ "cái bí mật với tính cách là cái bí mật". Nhưng v́ không phải mọi người đều giết người, cũng không phải mọi người đều thụ thai trái với luật lệ của cảnh sát, cho nên anh chàng Polidori nọ làm thế nào cho mỗi người đều có thể có cái bí mật mong muốn? Có lẽ ông Szeliga lẫn lộn anh lang vườn Polidori với nhà học giả Polydore Vergil sống vào thế kỷ XVI, mặc dù nhà học giả này chẳng khám phá ra bí mật nào cả, nhưng đă ra sức làm cho lịch sử của những nhà khám phá bí mật tức nhà phát minh trở thành "tài sản chung của toàn thế giới" (xem Polydore Vergil, "Sách nói về những nhà phát minh". Lyon,17067).

Như vậy, cái bí mật với tính cách là cái bí mật, tức cái bí mật tuyệt đối cuối cùng biến thành "tài sản chung của toàn thế giới", chính là cái bí mật của việc phá thai và đầu độc. Cái bí mật với tính cách là bí mật vị tất đă có thể trở thành "tài sản chung của toàn thế giới" một cách khéo léo hơn là biến thành những bí mật không c̣n là bí mật đối với ai nữa.

5. "CÁI BÍ MẬT - GIỄU CỢT"

Bây giờ, "cái Bí mật đă trở thành tài sản chung, trở thành cái bí mật của toàn thế giới và của mỗi người riêng biệt. Hoặc đó là nghệ thuật của tôi hay bản năng của tôi, hoặc tôi có thể mua nó trên thị trường như một thứ hàng hoá nào đó"

Cái bí mật nào hiện nay trở thành tài sản chung của toàn thế giới? Cái bí mật của t́nh trạng không có pháp luật trong nhà nước ư? cái bí mật của xă hội có giáo dục ư? cái bí mật của việc làm hàng giả ư? cái bí mật của việc chế tạo nước hoa ư? hay là cái bí mật của "sự phê phán có tính phê phán"? Không phải ! đây là cái bí mật nói chung, cái bí mật in abstracto, là phạm trù bí mật!

Ông Szeliga định mô tả các đầy tớ, anh gác cổng Pipelet và vợ của y thành hiện thân của cái bí mật tuyệt đối. Ông ta định dựng lên người đầy tớ người gác cổng của cái "bí mật"! Nhưng ông ta làm cách nào mà nhảy từ đỉnh cao của phạm trù thuần tuư xuống đến chân "người đầy tớ đang ŕnh ṃ trước chiếc cửa đóng", làm cách nào mà nhảy từ đỉnh cao của cái bí mật coi như chủ thể tuyệt đối đang ngự cao trên đỉnh mây mù của trừu tượng xuống đến tận cái hầm trú ngụ của người gác cổng?

Trước hết, ông ta buộc phạm trù bí mật phải hoàn thành cả một quá tŕnh tư biện. Sau khi trở thành tài sản chung của thế giới nhờ vào thủ đoạn phá thai và đầu độc th́ cái bí mật

"do đó cũng tuyệt đối không c̣n là cái bị che giấu và không thể hiểu được, mà là cái tự che giấu ḿnh, hoặc nói đúng hơn" (thật là ngày càng đúng!) "là cái mà tôi che giấu, cái mà tôi làm cho không sao hiểu được"

Với sự chuyển hoá như vậy của cái bí mật tuyệt đối từ bản chất sang khái niệm, từ giai đoạn khách thể trong đó nó là cái bị che giấu sang giai đoạn chủ thể trong đó nó tự che giấu ḿnh, hay nói đúng hơn trong đó "tôi" che giấu "nó", chúng ta chưa tiến thêm được bước nào. Trái lại, khó khăn h́nh như tăng lên, v́ cái í mật trong đầu óc và trong ḷng người c̣n khó hiểu và kín mít hơn là cái bí mật của đáy biển. Chính v́ vậy mà Szeliga lập tức đưa ra một luận đoán kinh nghiệm để cứu văn luận đoán tư biện của ḿnh.

"Từ nay" (từ nay !) "sau những cái cửa đóng" (xin chú ư! xin chú ư!) "sẽ thai nghén, dấy lên và h́nh thành cái Bí mật"

"Từ nay", ông Szeliga biến cái "tôi" tư biện của cái bí mật thành một hiện thực hoàn toàn kinh nghiệm thuần tuư bằng gỗ - tức là thành cái cửa.

"Nhưng do đó" (nghĩa là cùng với sự tồn tại của cái cửa đóng chứ không phải cùng với sự chuyển hoá từ một bản chất đóng kín sang khái niệm thuần tuư) "cũng cho khả năng nghe trộm, ŕnh xem, ḍ xét cái bí mật"

Không phải ông Szeliga đă phát hiện được "cái bí mật" mà người ta có thể nghe trộm sau những chiếc cửa đóng. Tục ngữ dân gian cũng có câu "tai vách mạch rừng". Trái lại, cái bí mật tư biện hoàn toàn có tính phê phán đó là: chỉ "từ nay" tức là sau khi du lịch dưới âm phủ trong sào huyệt của bọn tội phạm, sau khi đi lên thiên đường của xă hội thượng lưu, sau tất cả những phép mầu của Polidori th́ những bí mật mới có thể được thai nghén sau những cửa đóng, mới có thể bị người ta tựa vào những cửa đóng mà nghe trộm. Một điều bí mật phê phán cũng lớn lao như thế là những chiếc cửa đóng không những tuyệt đối cần thiết cho việc thai nghén, dấy lên và h́nh thành những bí mật (và biết bao nhiêu cái bí mật đang được thai nghén, dấy lên và h́nh thành sau những bụi cây!) mà cả cho việc ḍ xét những bí mật đó.

Sau chiến công biện chứng rực rỡ đó, tự nhiên là ông Szeliga chuyển từ bản thân sự ḍ xét sang nguyên nhân của sự ḍ xét. Ở đây, ông khám phá ra một bí mật: nguyên nhân của sự ḍ xét là sự vui thích có ác ư. Và từ sự vui thích có ác ư, ông lại tiến thêm một bước đi tới nguyên nhân của sự vui thích có ác ư. Ông nói:

"Mỗi người đều muốn tốt hơn người khác, v́ anh ta không những giữ kín động cơ làm việc thiện của ḿnh mà c̣n t́m cách che giấu việc ác của ḿnh bằng một màn sương mù hoàn toàn không nh́n qua được"

Phải đảo ngược câu đó, mới đúng: Mỗi người đều không những giữ kín động cơ làm việc thiện của ḿnh mà c̣n t́m cách che giấu việc ác của ḿnh bằng một màn sương mù hoàn toàn không nh́n qua được v́ anh ta muốn tốt hơn người khác.

Như vậy là chúng ta đă đi từ cái bí mật tự che giấu ḿnh đến cái "tôi" che giấu cái bí mật đó, từ cáitôi" đó đến chiếc cửa đóng, từ chiếc cửa đóng đến sự ḍ xét, từ sự ḍ xét, đến nguyên nhân của sự ḍ xét, đến sự vui thích có ác ư, từ sự vui thích có ác ư đến nguyên nhân của sự vui thích có ác ư, đến ư muốn tốt hơn người khác. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ được hưởng cái thú vui thấy người đày tớ đứng trước chiếc cửa đóng. Nguyện vọng phổ biến muốn được tốt hơn người khác đưa chúng ta trực tiếp tới nhận định là "mỗi người đều có sẵn xu hướng thâm nhập vào bí mật của những người khác". Ở đây, nhà phê phán thêm vào một cách thoải mái một nhận xét hóm hỉnh:

"Về mặt này, những người đầy tớ chiếm một vị trí có lợi nhất"

Nếu như ông Szeliga đă đọc những hồ sơ trong kho lưu trữ của sở cảnh sát Paris, những hồ sơ của Vidocq, "Sách đen" của nước Pháp, v.v., ông sẽ biết rằng về mặt này, cảnh sát c̣n chiếm "vị trí có lợi hơn" là những người đầy tớ ở trong "một vị trí có lợi nhất", rằng những người đầy tớ chỉ được cảnh sát sử dụng vào những việc giản đơn nhất, c̣n cảnh sát th́ không dừng lại trước cửa, và không chỉ có mặt khi chủ nhân đang cởi quần áo, mà thậm chí c̣n chui vào tận trong chăn bên cạnh thân thể trần truồng của chủ nhân theo kiểu femme galante hoặc thậm chí với tư cách là vợ của chủ nhân nữa. Và trong truyện của Eugène Sue, tên mật thám "Tay đỏ" là một trong những vai chính của câu chuyện.

Điều mà "từ nay", ông Szeliga lấy làm phiền ḷng về bọn đầy tớ là ở chỗ họ thiếu "vô tư, không vụ lợi". Sự hoài nghi phê phán đó mở đường cho nhà phê phán đến với anh gác cổng Pipelet và vợ của y.

"Trái lại, hoàn cảnh của người gác cổng đảm bảo cho anh ta một sự độc lập tương đối khiến anh ta có thể biến bí mật ở trong nhà thành đối tượng của sự chế giễu tự do không vụ lợi tuy khắc nghiệt và chua cay"

Cái kết cấu tư biện về người gác cổng vấp phải một khó khăn lớn thứ nhất là trong phần lớn các nhà ở Paris, ít ra là đối với một bộ phận người thuê nhà th́ người gác cổng và người đầy tớ chỉ là một thôi.

Về ảo tưởng của sự phê phán đối với vị trí tương đối độc lập và không vụ lợi của người gác cổng, chúng ta có thể nhận xét qua những việc dưới đây. Người gác cổng ở Paris là đại biểu và mật thám của chủ nhà. Trong đa số trường hợp, không phải chủ nhà mà là người thuê nhà trả công cho y. V́ thu nhập bấp bênh nên ngoài chức vụ chính thức, y c̣n kiếm nghề làm ngoài. Trong thời kỳ thống trị của chế độ khủng bố, thời kỳ Đế chế và thời kỳ Phục tích, người gác cổng là tay sai chính của mật thám. Chẳng hạn, tướng Foy bị người gác cổng của ḿnh bí mật giám sát, y chuyển thư từ gửi cho vị tướng này cho một tên cảnh sát bố trí ở gần đấy đọc trước (xem Froment, "Cảnh sát bị lộ mặt"8). V́ vậy những từ "portier"4* và "épicier"5* trở thành những lời chửi rủa, bản thân "portier" cũng muốn người khác gọi ḿnh là "concierge"6*.

Eugène Sue căn bản không mô tả mụ Pipelet là một người "không vụ lợi" và tốt bụng nên ông mô tả là ngay từ đầu mụ đă lừa dối Rudolph khi đổi tiền; mụ giới thiệu cho ông ta một con mẹ cho vay nặng lăi gian giảo cùng ở một nhà với mụ ta, mụ đảm bảo với Rudolph rằng nếu làm quen được với Rigolette th́ nhất định có nhiều điều thú vị; mụ chế giễu vị thiếu tá trả ít tiền và mặc cả với mụ (trong cơn tức giận, mụ gọi ông ta là "thiếu tá keo kiệt" và nói: "Điều đó sẽ dạy cho mày cách chỉ bỏ ra có 12 franc mỗi tháng cho việc chi tiêu trong gia đ́nh"), mụ chế giễu ông ta "nhỏ nhen" đến nỗi để ư cả đến củi nước, v.v.. Mụ ta cho biết sở dĩ bản thân mụ có thái độ "độc lập" v́ mỗi tháng vị thiếu tá chỉ trả có 12 franc.

Ở Szeliga, "Anastasia Pipelet đă dùng một cách nào đó để mở đầu cuộc chiến tranh du kích chống cái Bí mật".

Ở Eugène Sue, Anastasia Pipelet là điển h́nh của phụ nữ gác cổng ở Paris. Eugène Sue muốn "kịch hoá người đàn bà gác cổng mà Henri Monier mô tả rất tài t́nh". Nhưng Szeliga cho rằng cần biến cái đặc điểm "miệng lưỡi hiểm độc" của mụ Pipelet thành một thứ bản chất riêng biệt rồi biến mụ thành người tiêu biểu cho bản chất đó. Ông ta viết tiếp:

"Chồng mụ, anh chàng gác cổng Alfred Pipelet, cùng làm một nghề với mụ nhưng không gặp may bằng"

Để an ủi sự thất bại đó của anh ta, ông Szeliga cũng biến anh ta thành một tỉ dụ ám chỉ. Anh ta đại biểu cho mặt "khách quan" của cái bí mật, đại biểu cho "cái bí mật với tính cách là sự chế giễu".

"Cái bí mật làm cho anh ta thất bại là sự chế giễu, sự chế nhạo của người khác đối với anh ta"

Ngoài ra, với ḷng trắc ẩn vô hạn, phép biện chứng thiêng liêng biến "ông già lẩn thẩn và không may" thành một "người khoẻ mạnh" theo một nghĩa siêu h́nh của danh từ bằng cách cho rằng ông đóng vai ṿng khâu rất đáng kính trọng, rất may mắn và rất có tác dụng quyết định trong quá tŕnh sinh tồn của cái bí mật tuyệt đối. Chiến thắng Pipelet tức là

"sự thất bại có tính quyết định nhất của cái bí mật". "Một người khôn ngoan và dũng cảm hơn không mắc lừa sự chế giễu"

6. BỒ CÂU CÁI (RIGOLETTE)

"C̣n một việc nữa phải làm. Qua ví dụ về Pipelet và Cabrion, chúng ta thấy rằng theo sự phát triển tuần tự của nó, cái bí mật tất nhiên buộc phải hạ thấp xuống thành một tṛ hề thuần tuư. Bây giờ, chỉ cần làm cho cá nhân không diễn vở hài kịch ngu xuẩn đó nữa. Bồ câu cái đă làm việc này một cách ngây thơ hết chỗ nói"

Bất cứ ai cũng có thể, trong ṿng vài phút, khám phá ngay được bí mật của tṛ hề tư biện đó và có thể học được cách ứng dụng nó một cách độc lập. Về điểm đó, chúng tôi xin chỉ ra vắn tắt như sau:

Đầu đề: Hăy xây dựng một kết cấu chứng minh người ta trở thành chúa tể của muôn vật như thế nào.

Lời giải đáp tư biện: Giả thử ta có sáu loại động vật như sư tử, rắn, cá mập, ḅ, ngựa và chó xồm. Chúng ta trừu tượng từ sáu loại động vật đó ra phạm trù "động vật nói chung". Chúng ta tưởng tượng rằng "động vật nói chung" này là một vật tồn tại độc lập. Chúng ta coi sư tử, cá mập, v.v., là những sự hoá trang hoặc những hiện thân của "động vật nói chung". Cũng như chúng ta đă biến cái mà chúng ta tưởng tượng ra, tức "động vật" của sự trừu tượng của chúng ta, thành vật tồn tại hiện thực, giờ đây chúng ta sẽ biến những động vật hiện thực thành những động vật trừu tượng, tức những vật sáng tạo của trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta thấy rằng "động vật nói chung" thể hiện thành sư tử sẽ xé người ta ra từng mảnh, thể hiện thành cá mập sẽ nuốt người ta, thể hiện thành rắn sẽ phun nọc độc vào người ta, thể hiện thành sẽ húc người ta, thể hiện thành ngựa sẽ đá người ta, rằng cũng "động vật nói chung ấy" nếu thể hiện thành chó xồm th́ chỉ biết sủa người và biến cuộc đấu tranh với người thành một cuộc chiến đấu vờ vĩnh. Như chúng ta thấy trong ví dụ về chó xồm, "động vật nói chung", trong sự phát triển tuần tự của ḿnh, tất nhiên buộc phải hạ xuống chỗ đóng tṛ hề thuần tuư. Nếu như trẻ con hoặc người lớn có tính khí trẻ con trông thấy chó là chạy th́ giờ đây, chỉ c̣n phải t́m cách đạt được một điều là làm sao cho cá nhân không c̣n muốn diễn vở hài kịch ngu xuẩn đó nữa. Anh X nào đó làm việc ấy một cách ngây thơ nhất trần đời bằng cách khua chiếc gậy tre trước con chó xồm. Từ chỗ này, ta có thể thấy "con người nói chung" thể hiện ở cá nhân X và thông qua con chó xồm mà trở thành chúa tể của "động vật nói chung" và do đó trở thành chúa tể của những động vật hiện thực như thế nào và con người ấy đă chế ngự động vật thể hiện thành con chó xồm, do đó mà đă chế ngự sư tử với tính cách là động vật như thế nào.

Cũng vậy, "Bồ câu cái" của ông Szeliga thông qua Alfred Pipelet và Cabrion mà chiến thắng được những bí mật của trật tự thế giới đang tồn tại. Hơn thế nữa! Bản thân nàng chẳng qua chỉ là sự thực hiện cái phạm trù "bí mật" mà thôi.

"Bản thân nàng c̣n chưa có ư thức về giá trị luân lư cao cả của ḿnh, v́ thế nàng hăy c̣n là cái bí mật đối với chính nàng"

Qua miệng của Murph, Eugène Sue vạch cho chúng ta thấy cái bí mật của Rigolette không tư biện. Nàng là "một cô gái lẳng lơ rất đẹp". Ở nhân vật này Eugène Sue đă miêu tả tính cách dễ mến, có nhân tính của một người con gái lăng mạn ở Paris. Nhưng lại do sùng bái giai cấp tư sản và do tính chuộng khoa trương đặc biệt của ông, nên đă phải lư tưởng hoá người con gái lăng mạn về mặt đạo đức. Ông đă phải gọt tṛn những góc cạnh của đời sống và tính t́nh của Rigolette: khinh thường h́nh thức chính thức của hôn nhân, giao thiệp ngây thơ với người sinh viên hay người công nhân. Chính trong khuôn khổ của những quan hệ đó mà nàng h́nh thành một sự trái ngược thật sự có tính người với mụ vợ giả dối, lạnh nhạt và ích kỷ của anh tư sản, và với tất cả các giới tư sản, nghĩa là với tất cả xă hội quan phương.

7. "TRẬT TỰ THẾ GIỚI" CỦA "NHỮNG BÍ MẬT CỦA THÀNH PARIS"

Thế giới những bí mật đó cũng chính là trật tự thế giới phổ biến trong đó diễn ra những hoạt động cá nhân của "Những bí mật của thành Paris"

"Nhưng" trước khi "... chuyển sang bàn về sự tái hiện về mặt triết học của sự kiện có tính anh hùng ca", ông Szeliga c̣n phải "tập hợp những nét vẽ riêng biệt phác họa trên kia thành một bức tranh hoàn chỉnh".

Khi ông Szeliga nói rằng ông muốn chuyển sang "sự tái hiện về mặt triết học" của sự kiện có tính chất anh hùng ca th́ chúng ta phải coi đó là sự thú nhận thực sự, là sự bóc trần cái bí mật có tính phê phán của ông. Cho tới đây, ông đă "tái hiện" trật tự thế giới "về mặt triết học".

Ông Szeliga tiếp tục thú nhận:

"Từ sự tŕnh bày của chúng tôi, có thể rút ra kết luận rằng những bí mật riêng lẻ nghiên cứu trên kia nếu tách riêng từng cái một th́ không có giá trị và những bí mật đó cũng không phải là những câu chuyện dông dài hay tuyệt. Giá trị của chúng chính là ở chỗ bản thân chúng h́nh thành tính nhất quán hữu cơ của những khâugộp cả lại thành ra cái bí mật"

Do tính khí thẳng thắn, ông Szeliga c̣n đi xa hơn nữa. Ông ta có ư thức rằng"tính nhất quán tư biện" không phải là tính nhất quán thực sự của "Những bí mật của thành Paris".

"Đúng là trong bản anh hùng ca của chúng ta, những cái bí mật không biểu hiện ở tính nhất quán tự hiểu ḿnh ấy" (theo giá thành ư?). "Nhưng vấn đề ta gặp phải ở đây không phảicơ thể logic, tự do và cơ sở trước mắt mọi người của sự phê phán mà là một tồn tại thực vật thần bí"

Chúng ta không nghiên cứu bức tranh hoàn chỉnh của ông Szeliga mà trực tiếp đi vào cái điểm h́nh thành sự "chuyển tiếp". Qua ví dụ về Pipelet, chúng ta đă quen biết "sự tự châm biếm của cái bí mật"

"Bản thân cái bí mật xét xử ḿnh bằng sự tự châm biếm. Tự tiêu diệt khi kết thúc sự phát triển của ḿnh, cái bí mật, do đó, thúc đẩy mọi người kiên cường tiến hành kiểm tra độc lập"

Rudolph, ông hoàng Geroldstein, vĩ nhân của "sự phê phán thuần túy", mang sứ mệnh tiến hành việc kiểm tra ấy và "bóc trần những bí mật".

Nếu như chúng tôi chỉ bàn đến Rudolph cùng với những chiến công của ông ta sau khi chúng tôi tạm thời bỏ mặc ông Szeliga th́ cũng có thể thấy trước rằng - mà bạn đọc th́ có thể cảm thấy trong một chừng mực nào đó, - hoặc nói đúng hơn là dự đoán rằng chúng tôi sẽ chuyển ông Rudolph từ "tồn tại thực vật thần bí" mà ông ta đă trải qua trong tờ "Literatur-Zeitung" có tính phê phán thành "một khâu logic, tự do và sờ sờ trước mắt mọi người" trong "cơ thể của sự phê phán có tính phê phán".

Chú thích

1* người đàn bà lẳng lơ

2* căn nhà nhỏ làm nơi hẹn ḥ

3* trừu tượng

4* người gác cổng

5* chủ cửa hiệu nhỏ

6* người coi nhà


1 Molière, "Trưởng giả học làm sang", hồi II, cảnh 6.

2 Chỉ Hiến chương lập hiến (Charte constitutionnelle) được thông qua sau cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1830, nó là đạo luật căn bản của nền quân chủ tháng Bảy. "Hiến chương chân lư" là lời châm biếm ám chỉ câu kết thúc bản tuyên ngôn ngày 31 tháng Bảy 1830 của Louis Philippe: "từ nay hiến chương tức là chân lư".

3 Marx dịch nghĩa hai câu trong vở kịch của Goethe "Faust" hồi I, cảnh 6 ("Nhà bếp của mụ phù thuỷ").

4 Trích dẫn trong tác phẩm của C. Fourier, "Học thuyết về sự thống nhất của thế giới" ("Théorie de l'unité universelle"), ch.3, thiên II, tập III. Quyển sách này xuất bản lần đầu tiên vào năm 1882 với nhan đề "Traité de l'association domestique-agricole" ("Bàn về hội liên hiệp gia đ́nh - nông nghiệp").

5 A.A. Monteil, "Histoire des français des divers etats aus cinq derniers siècles". T. I-X, Paris, 1828 - 1844. (A.A. Monteil, "Lịch sử các đẳng cấp ở Pháp năm thế kỷ vừa qua", Paris, 1828-1844, tập I-X).

6 Shakespeare, "Cái ǵ kết thúc tốt đẹp đều tốt đẹp" (All's Well That Ends Well), hồi I, cảnh 3.

7 Polydori Vergilü liber de rerum inventoribus. Lugduni, 1706.

8 Froment. "La Police dévoilée depuis la Restauration et notamment sous M.M.Franchet et Delavau". T.I-III, Paris, 1829 (Froment. "Cảnh sát bị lộ mặt từ thời kỳ Phục tích và nhất là dưới thời các ông Franchet và Delavau", Paris, 1829, tập I-III).


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]